Công bố sản phẩm hiện có 2 hình thức là đăng ký bản công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện đăng ký công bố hoặc tự công bố theo quy định của Nhà nước.
I. TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM LÀ GÌ?
- Công bố sản phẩm hay còn gọi đầy đủ là Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm. Mục đích của việc đăng ký công bố sản phẩm là để cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý chất lượng của sản phẩm, đồng thời bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp, cơ sở phải đảm bảo chất lượng của các sản phẩm này ổn định, đúng như những gì đã trình báo lên cơ quan nhà nước. Nếu không thực hiện đúng theo quy định sẽ bị xử phạt và chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật.
- Công bố sản phẩm hiện có 2 hình thức là đăng ký bản công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện đăng ký công bố hoặc tự công bố theo quy định của Nhà nước.
II. NHỮNG SẢN PHẨM NÀO ÁP DỤNG HÌNH THỨC TỰ CÔNG BỐ:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định đối tượng nằm trong danh sách tự công bố chất lượng sản phẩm như sau:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
- Bao bì, dụng cụ chứa đựng, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Thực phẩm thường nhập khẩu
- Thực phẩm thường sản xuất trong nước
- Sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất sử dụng trong nội bộ, không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài được miễn thực hiện tự công bố
*** Những sản phẩm thuộc áp dụng đăng ký bản công bố sản phẩm:
Căn cứ điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến dưới 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
III. HỒ SƠ CÔNG BỐ SẢN PHẨM:
* Đối với sản phẩm sản xuất trong nước
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty đưa sản phẩm ra thị trường
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phiếu kết quả kiểm định sản phẩm, trong trường hợp DN chưa đưa mẫu đi test ATV MEDIA sẽ hỗ trợ DN đưa mẫu đi test tại cơ quan kiểm định có chức năng có phép.
- Thông tin sản phẩm cần công bố
* Đối với sản phẩm nhập khẩu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS – Certificate of Freesale)
- Bảng phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc kết quả kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập.
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm
* Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Thời gian làm việc là 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018 có giá trị KHÔNG THỜI HẠN kể từ có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
- Các giấy tờ công bố tiêu chuẩn chất lượng theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
- Kết quả kiểm nghiệm: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
IV. THÔNG TIN THAM KHẢO THÊM VỀ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM:
1. Hồ sơ, thủ tục tự công bố sản phẩm:
- Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm(Mẫu số 1 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm có kỳ hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng thí nghiệm được Nhà nước chỉ định.
2. Nơi nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm:
- Nộp 1 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định.
- Đăng tải bản tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở, doanh nghiệp.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật:
Một khi đã quyết định tự công bố tiêu chuẩn thực phẩm. Doanh nghiệp phải tự đứng ra chịu trách nhiệm trước những gì mà mình tự công bố. Đặc biệt, khi có vấn đề liên quan đến thực phẩm như thực phẩm không hợp vệ sinh, không đủ an toàn thì doanh nghiệp sẽ phải đứng ra giải trình với cơ quan có thẩm quyền.
4. Rủi ro của doanh nghiệp khi tự làm hồ sơ:
- Thời gian tự công bố sẽ kéo dài nếu hồ sơ của cơ sở, doanh nghiệp sai sót.
- Kiểm nghiệm không đủ chỉ tiêu, hồ sơ và nhãn thể hiện không đúng theo quy định hiện hành sẽ bị xử phạt rất nặng theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm tự công bố sản phẩm và công bố sản phẩm
V. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1. Lợi ích đối với doanh nghiệp:
- Lợi ích đối với doanh nghiệp đăng kí công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa giúp cho quá trình đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng, khẳng định chất lượng sản phẩm thông qua những thông tin được kiểm định an toàn, từ đó khẳng định thương hiệu, độ an toàn và vị trí kinh doanh trên thị trường. Người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, đối tác tin tưởng giao kết.
- Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quy định pháp luật của nhà nước liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Sản phẩm có ưu thế cạnh tranh đối với sản phẩm khác, đảm bảo được lưu thông trên thị trường lâu dài và đảm bảo cho các sản phẩm được phép nhập khẩu vào Việt nam.
2. Lợi ích đối với người tiêu dùng:
- Lợi ích công bố chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng sản phẩm đã được kiểm định về an toàn, từ đó yên tâm sử dụng. Tránh trường hợp sử dụng hàng lậu, kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Việc công khai công bố tiêu chất lượng sản phẩm, hàng hóa giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn chính xác hàng hóa đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nhận biết nhanh chóng thông qua thông tin trên bao bì sản phẩm.
3. Lợi ích đối với cơ quan quản lý:
Lợi ích công bố chất lượng sản phẩm đối với cơ quan quản lý. Việc nhà nước yêu cầu công bố tiêu chuẩn chất lượng, công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa trong nước và nhập khẩu giúp nhà nước tạo yêu cầu kỹ thuật thương mại, hạn chế hàng hóa kém chất lượng, yếu kém vào thj trường Việt nam, là điều kiện để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển cạnh tranh chất lượng đối với các sản phẩm cùng loại. Đồng thời giúp cho quá trình quản lý, định hướng của nhà nước trong quá trình phát triển thị trường, hàng hóa cạnh tranh và hợp tác quốc tế
Trên đây là những vấn đề liên quan để cho doanh nghiệp tham khảo. Nếu có thắc mắc và cần tư vấn tự công bố sản phẩm đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé.